Phòng Sinh học thực nghiệm

 

1. Thông tin chung

Phó Viện trưởng - Trưởng phòng: PGS. TS. NCVCC. Đỗ Hữu Nghị
Điện thoại: 0916670188
Email: dohnghi@gmail.com / nghi@inpc.vast.vn 
Địa chỉ: Phòng 601, 604, 605, nhà 1H, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

Ngày thành lập: Phòng Sinh học thực nghiệm (SHTN) được thành lập năm 1994 dưới sự tài trợ của Quỹ Mac. Arthur trong Chương trình hợp tác nghiên cứu dược học (Program for Collaborative Research in the Phamaceutical Sciences - PCRPS) giữa trường Đại học Dược thuộc Đại học Illinois, Chicago (UIC - Hoa Kỳ); với Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên (INPC), Đại học Dược, Hà Nội, và Vườn Quốc gia Cúc Phương (Việt Nam).

2. Cán bộ hiện đang công tác tại đơn vị

Tập thể cán bộ nghiên cứu phòng Sinh học thực nghiệm

Danh sách cán bộ phòng

PGS. TS. NCVCC. Đỗ Hữu Nghị

Phó Viện trưởng, Trưởng phòng

TS. NCVCC. Trần Thị Như Hằng

Phó trưởng phòng

GS. TS. NCVCC. Lê Mai Hương

Cán bộ phòng

TS. NCVC. Lê Hữu Cường

Cán bộ phòng

TS. NCVC. Trần Thị Hồng Hà

Cán bộ phòng

TS. NCV. Hoàng Kim Chi

Cán bộ phòng

TS. NCV. Nguyễn Đình Luyện

Cán bộ phòng

ThS. NCV. Bùi Anh Văn

Cán bộ phòng

CN. NCV. Nguyễn Tiến Quân

Cán bộ phòng

ThS. NCV. Đặng Thu Quỳnh

Cán bộ phòng

 

3. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên cứu

* Chức năng:

Đánh giá hoạt tính và các chỉ tiêu sinh học của các hợp chất, sản phẩm nguồn gốc tự nhiên và tổng hợp; nghiên cứu chuyển hóa sinh học tạo sản phẩm có giá trị cao hơn. Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao và đào tạo trong lĩnh vực có liên quan

Nhiệm vụ:

- Thực hiện các thử nghiệm hoạt tính sinh học in vitro, bao gồm: đánh giá độc tính trên tế bào thường và tế bào ung thư, kháng vi sinh vật, kháng viêm, chống oxy hóa, các enzyme liên quan bệnh (tiểu đường, béo phì, tim mạch, Alzheimer),…; Xây dựng và triển khai các phương pháp thử nghiệm sinh học mới, hiện đại.

- Nghiên cứu thu nhận và đặc tính các phân tử sinh học (peptide, protein, enzyme, polysaccharide…) từ nguồn vi sinh vật, nấm; chuyển hóa chúng thành các sản phẩm có giá trị gia tăng ứng dụng xúc tác sinh học và sinh học phân tử.

- Kiểm định, đánh giá các chỉ tiêu vi sinh vật trong đất, nước, không khí và các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, phân hữu cơ vi sinh và các sản phẩm liên quan khác.

- Nghiên cứu phát triển sản phẩm từ vi sinh vật và các nguồn sinh vật khác thành các sản phẩm phục vụ đời sống như: các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm và các chế phẩm phục vụ trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

- Tham gia tư vấn, đào tạo và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực có liên quan.

4. Kết quả nổi bật

  • Trang thiết bị:

Từ 2015-2017, phòng Sinh học thực nghiệm (Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên) được đầu tư tăng cường, nâng cấp trang thiết bị thông qua Đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm Thử nghiệm hoạt tính sinh học cấp Viện Hàn lâm KHCNVN. Các thiết bị mới, hiện đại phục vụ trong sàng lọc, đánh giá hoạt tính sinh học in vitro và nghiên cứu sinh học phân tử, hóa sinh, như thiết bị PCR, điện di, thiết bị chụp gel, sắc ký protein nhanh (FPLC), thiết bị quang phổ đa chức năng, hệ thống ghi ảnh huỳnh quang nội hàm cao cho mục đích đánh giá hoạt tính sinh học mức độ tế bào và bào quan

  • Nghiên cứu trong nước và hợp tác quốc tế:

- Triển khai đề tài hợp tác quốc tế với CHLB Đức như Viện nghiên cứu quốc tế Zittau thuộc Đại học Công nghệ Dresden và Trung tâm Sinh thái biển Nhiệt đới Leibniz (Leibniz Center for Tropical Marine Ecology): “Nghiên cứu khả năng sinh các chất hoạt động sinh học của một số loài nấm lớn thuôc Basidiomycetes phân lập từ rừng mưa nhiệt đới Bắc Việt Nam” (năm 2006-2008); “Nghiên cứu quá trình chuyển hóa các polyme tự nhiên bởi enzyme từ nấm Việt Nam” (2011-2013); “Nghiên cứu phát hiện và khai thác một số enzyme chuyển hóa hiệu quả lignocellulose từ đa dạng nấm Việt Nam trên cơ sở ứng dụng genomic và secretomic” (2018-2021); “Nghiên cứu đa dạng vi sinh vật khu sinh thái rong biển nhiệt đới và sàng lọc các chủng tiềm năng công nghệ sinh học” (2016-2019); “Sản phẩm dựa trên tảo nhiệt đới sử dụng trong mỹ phẩm thiên nhiên” (2019-2020).

- Đề tài NĐT với Hungary (Trường Đại học Szent Istvan): “Nghiên cứu nấm rễ tạo chế phẩm nhằm tăng năng chất lượng cây thuốc và tăng năng suất một số cây nông nghiệp” (2011-2012); “Nghiên cứu và phát triển chế phẩm vi sinh vật (chứa nấm rễ nội sinh- AMF và vi sinh vật đất) để nâng cao khả năng chống bệnh hại vùng rễ và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây cà phê, hồ tiêu và ngô” (2019-2022).

- Đề tài hợp tác song phương với vương quốc Bỉ (Đại học Ghent) “Nghiên cứu khai thác tiềm năng giá trị của lignin bằng chuyển hóa enzyme, xúc tác hóa học và phân tách các hợp chất thơm từ chúng, VALIMATICS” (2018-2021).

- Đề tài NĐT với Hà Lan: “Nghiên cứu thành phần hoá học, hoạt tính sinh học của một số loài dược thảo và sinh vật biển ở Việt Nam” (2003-2005); “Nghiên cứu metagenome của vi sinh vật đất vùng rễ một số cây trồng ở Việt Nam: cây thuốc có củ (cây nghệ), cây công nghiệp (cà phê) nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng” (2014-2018).

- Đề tài NĐT hợp tác với CHLB Đức: “Nghiên cứu đa dạng vi sinh vật khu sinh thái rong biển nhiệt đới và sàng lọc các chủng tiềm năng công nghệ sinh học”, mã số NĐT.11.GER/16.

- Ngoài ra Phòng còn thực hiện các đề tài, dự án thuộc các Chương trình trọng điểm quốc gia (Chương trình CNSH nông nghiệpthủy sản - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chương trình Hóa Dược - Bộ công thương…) và đề tài cấp Bộ, Sở, cấp cơ sở.

  • Sản phẩm ứng dụng triển khai:

Từ kết quả của các đề tài nghiên cứu, Phòng đã phát triển một số sản phẩm NCKH nâng cao sức khỏe, hỗ trợ miễn dịch, tăng cường chức năng gan, hạ men gan, chống oxy hóa như: SK Gold Đông trùng hạ thảo; Bioglucumin và Bioglucumin-G.

  • Công bố Khoa học:

Đã công bố hàng trăm bài báo trên các tạp chí trong nước và quốc tế, được Cục sở hữu trí tuệ cấp 06 bằng phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, biên soạn và đã xuất bản 03 sách chuyên khảo:

- Lê Mai Hương (chủ biên), Trần Thị Hồng Hà, Đỗ Hữu Nghị: “Một số kết quả nghiên cứu và định hướng ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học từ nấm lớn Việt Nam”, Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ,

- Đỗ Hữu Nghị (chủ biên), Trần Thị Linh, Lê Mai Hương: “Lignocellulose conversion: A distinct role of fungal esterases”, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 2019.

- Ngũ Trường Nhân (chủ biên), Nguyễn Mạnh Cường, Đỗ Hữu Nghị, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Đào, Nguyễn Văn Bốn và Phạm Thị Huyền Thoa: Hóa thực vật và tác dụng dược lý các loài trong chi Trắc, Nxb. Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, 2020.

  • Công tác đào tạo:

Tham gia đào tạo, hướng dẫn SV Đại học và sau đại học: Tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh với 12 người đã hoàn thành và hiện tại đang hướng dẫn 5 NCS, học viên cao học.

  • Giải thưởng:

Huân chương lao động hạng Ba cho cá nhân (GS.TS. Lê Mai Hương), Giải thưởng Nhà nước năm 2012, Giải thưởng Techmart quốc tế Việt Nam năm 2015, Huy chương vàng và bạc Triển lãm quốc tế  phụ nữ sáng tạo và sở hữu trí tuệ Hàn Quốc KIPO năm 2018, Giải thưởng công trình khoa học tiêu biểu năm 2008 của ĐHQG Hà Nội… Hàng năm các cán bộ của Phòng đều hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ.

5. Một số ảnh phòng lab và thiết bị chính:

Lab thử hoạt tính sinh học

 

Một số thiết bị nghiên cứu chính


Hệ sắc ký protein nhanh

(AKTA pure 150M, GE Healthcare Biosciences)


Hệ thống ghi ánh sáng hiển vi sàng lọc/Phân tích nội hàm cao

(Olympus scan R)


Máy đo quang phổ UV-VIS, phát quang, huỳnh quang

(Infinite F200 PRO, Tecan)


Máy nhân gen

(Mastercycler nexus, Eppendorf)