Thông tin luận án Tiến sĩ Đặng Ngọc Phượng

Tên luận án: Nghiên cứu quá trình xử lý bã thải thạch cao phốt pho và bước đầu ứng dụng để làm phụ gia xi măng
Chuyên ngành: Kĩ thuật Hóa học; Mã số: 9 52 03 01
Họ và tên học viên: Đặng Ngọc Phượng
Họ và tên cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TS. Ngô Kim Chi
Họ và tên cán bộ hướng dẫn 2: GS.TS. Trần Đại Lâm
Cơ sở đào tạo: Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

- Nghiên cứu quá trình loại bỏ phốtpho và tạp chất trong bã thải

thạch cao phốtpho-sản phẩm phụ của nhà máy phân bón đạt tiêu chuẩn làm phụ gia xi măng theo TCVN 11833:2017.

- Nghiên cứu quá trình cacbonat hóa bã thải PG sau khi đã loại bỏ tạp chất để thu nhận nano/micro CaCO3 định hướng làm phụ gia xi măng, vật liệu xây dựng.

- Nghiên cứu bước đầu ứng dụng thạch cao đã loại bỏ tạp chất định hướng làm phụ gia xi măng.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

- Nghiên cứu đặc điểm, thành phần hóa học bã thải thạch cao phốtpho mới phát sinh trên dây chuyền (PGmới) và bã thải thạch cao cũ (PG) lấy trên bãi chôn lấp của nhà máy phân bón DAP1 và DAP2.

- Nghiên cứu tối ưu hóa loại bỏ phốtpho trong bã thải thạch cao phốtpho lấy trên bãi của nhà máy DAP1 làm phụ gia xi măng đáp ứng theo TCVN 11833:2017.

- Nghiên cứu thu nhận CaCO3 kích thước nanomet/micromet từ bã thạch cao phốtpho trên bãi (PG) sau khi loại bỏ tạp chất.

- Nghiên cứu xử lý bã thải thạch cao phốtpho mới, bước đầu nghiên cứu ứng dụng bã thải thạch cao phốtpho mới sau xử lý trên vữa xi măng.

TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1) Nghiên cứu đã tìm được phương trình tối ưu thể hiện liên quan các thông số công nghệ của quá trình loại tạp chất phốtpho trong bã thải PG: Y = 72,22 + 3,77 A + 3,997 B + 3,62 C - 1,15 AC + 1,475 BC - 5,53 A– 4,15 B2 – 2,05 C2, các thông số công nghệ tối ưu thích hợp loại bỏ P2O5 trong bã thải thạch cao phốtpho chế độ khuấy PG 350 vòng/phút, nồng độ axit sunphuric 10 %, L/R = 3, nhiệt độ 29oC. Hiệu quả loại bỏ phốtpho là 72,218%, hiệu quả thu nhận thạch cao nhân tạo trên 50% khối lượng PG đầu vào.

 2) Nghiên cứu đầu tiên thu nhận kích thước hạt nano, micro CaCO3 từ bã thải thạch cao phốtpho bãi lưu chứa nhà máy DAP1, Đình Vũ - Việt Nam. Góp phần đa dạng hóa việc ứng dụng PG trong các ngành công nghiệp xây dựng.

3) Bước đầu nghiên cứu cho thấy vai trò của quá trình cacbonat hóa trong xử lý bã PG mới thải ra trên dây chuyền đến tăng cứng vữa xi măng, thạch cao sau tiền xử lý có vai trò cung cấp nguồn Ca2+ tạo thành CaCO3 khi có mặt NaOH và sục khí CO2.

Bài viết liên quan